Công thức tính trọng lượng riêng của thép

Công thức tính trọng lượng thép chuẩn nhất đối với các loại thép tấm, thép ống tròn, thép hộp vuông, thép thanh lập là, thép đặc tròn, thép cây thép đặc vuông, thép đặc hình lục lăng. Cùng tham khảo các công thức tính trọng lượng thép dưới đây

Cong-thuc-tinh-trong-luong-rieng-cua-thep

Cấu tạo của thép

Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0,02% đến 2,06% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dể uốn, và sức bền kéo đứt.

Thép với tỷ lệ cacbon cao có thể tăng cường độ cứng và cường lực kéo đứt so với sắt, nhưng lại giòn và dễ gãy hơn. Tỷ lệ hòa tan tối đa của carbon trong sắt là 2,06% theo trọng lượng ( ở trạng thái Austenit) xảy ra ở 1.147 độ C; nếu lượng cacbon cao hơn hay nhiệt độ hòa tan thấp hơn trong quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ là xementit có cường lực kém hơn. Pha trộn với cacbon cao hơn 2,06% sẽ được gang.

Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn có rất ít hay không có cacbon, thường là ít hơn 0,035%. Ngày nay người ta gọi ngành công nghiệp thép (không gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản phẩm khác nhau. Ngày nay có một vài loại thép mà trong đó cacbon được thay thế bằng các hỗn hợp vật liệu khác, và cacbon nếu có, chỉ là không được ưa chuộng.

Tham khảo

thép c là gì? thép hình chữ c

cách tính rọng lượng xà gồ c

đại lý thép ống tại tphcm

Cách tính trọng lượng thép

Công thức tính trọng lượng riêng của thép là công thức rất quan trọng giúp chúng ta ước lượng tương đối khối lượng của các loại thép, có thể áp dụng nghiệm thu công trình, tinh toán vật tư cần sử dụng hay ước lượng trọng lượng các loại thép khi việc sử dụng cân gặp khó khăn.

Cong-thuc-tinh-trong-luong-rieng-cua-thep

Chúng tôi sẽ giúp các bạn tính toán tương đối trọng lượng thép thông dụng qua các công thức tính trọng lượng thép dưới đây.

Công thức tính trọng lượng thép cây thép đặc vuông

Trọng lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x W(mm) x 7.85 x L(m)
Trong đó:

W: Độ rộng thép
L: Chiều dài thép

Công thức tính trọng lượng thép đặc tròn

Trọng lượng(kg) = 0.0007854 x O.D(mm) x O.D(mm) x 7.85 x L(m)
Trong đó:

L: Chiều dài
O.D: Đường kính ngoài

Thép tròn đặc có rất nhiều cách tính khác nhau bạn có thể ứng dụng nó như sau:

Công thức thứ 1 để tính khối lượng thép tròn đặc

Khối lượng (kg) = 0.0007854 x D x D x 7.85

Ví dụ: sắt phi 6(D) à khối lượng sắt (kg)= 0.0007854 x 6 x 6 x 7.85= 0.222(kg/m).

Công thức 2 tính khối lượng thép tròn đặc

Khối lượng (kg)= R2 x 0.0246

Ví dụ: như sắt phi 10 (D10) thì khối lượng = 52 x 0.0246= 0.617 (kg/cm).

Công thức 3 tính khối lượng thép tròn đặc

Khối lượng (kg) = D2/ 162 (kg/cm)

Ví dụ: sắt phi 8 (D8) à khối lượng = 42/ 162 = 0.09a (kg/cm).

Trong đó:

* R: là bán kính (=D2) đơn vị là mm.

* D: là đường kính ngoài của thép tròn đặc đơn vị là mm.

Công thức tính trọng lượng thép tấm

Trọng lương(kg) = T(mm) x W(mm) x L(mm) x 7.85
Trong đó:

T: Độ dày tấm thép
W: Độ rộng tấm thép
L: Chiều dài tấm thép

Công thức tính trọng lượng thép ống tròn

Trọng lượng(kg) = 0.003141 x T(mm) x {O.D(mm) – T(mm)} x 7.85 x L(mm)
Trong đó:

T: Độ dày ống thép
L: Chiều dài ống thép
O.D: Đường kính ngoài ống thép

Công thức tính trọng lượng thép hộp vuông

Trọng lượng(kg) = [4 x T(mm) x A(mm) – 4 x T(mm) x T(mm)] x 7.85 x 0.001 x L(m)
Trong đó:

T: Độ dày của thép
W: Độ rộng của thép
L: Chiều dài ống thép
A: chiều dài cạnh

Công thức tính trọng lượng thép thanh lập là

Trọng lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x T(mm) x 7.85 x L(m)
Trong đó:

T: Độ dày thanh thép
W: Độ rộng thanh thép
L: Chiều dài thanh thép

Công thức tính trọng lượng thép đặc hình lục lăng

Trọng lượng(kg) = 0.000866 x I.D(mm) x 7.85 x L(m)
Trong đó:

I.D: đường kính trong
L: chiều dài
Các công thức tính trọng lượng thép trên áp dụng cho Thép Carbon có tỉ trọng 7,85g/ cm3, nếu sử dụng công thức để dùng cho các loại thép khác thì áp dụng tỉ trọng thép dưới đây:

Tỉ trọng của thép và thép không gỉ

Thép Carbon 7.85 g/cm3
Inox 201/202/301/302/303/304(L)/305/321 7.93 g/cm3
Inox 309S/310S/316(L)/347 7.98 g/cm3
Inox 405/410/420 7.75 g/cm3
Inox 409/430/434 7.70 g/cm3

Huy vọng qua bài viết chia sẻ công thức tính trọng lượng thép từ đại lý sắt thép sata trên sẽ hữu ích cho các bạn khi cần tính nhanh tương đối trọng lượng các loại thép cơ bản thông dụng. Để biết chính xác hơn khối lượng của thép nên liên hệ nhà sản xuất để có thông số chính xác.

Tham khảo danh mục

thép xây dựng

tôn xây dựng

xà gồ xây dựng

Các nguyên tố ảnh hưởng đến tính chất thép

những thành phần, nguyên tố hóa học nào tạo nên những tích chất đặc trưng của thép. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cac-nguyen-to-anh-huong-den-tinh-chat-thep

Nguyên tố Mangan (Mn) ảnh hưởng tới độ đền của thép

Mangan có ảnh hưởng tốt đến cơ tính, khi hòa tan vào ferit nó nâng cao độ bền và độ cứng của pha này, do vậy làm tăng cơ tính của thép, song lượng mangan cao nhất trong thép cacbon cũng chỉ nằm trong giới hạn 0,50 – 0,80% nên ảnh hưởng này không quan trọng. Mn còn có tác dụng làm giảm nhẹ tác hại của lưu huỳnh.

Nguyên tố Photpho (P) ảnh hưởng tới độ đền của thép

Là nguyên tố có khả năng hòa tan vào ferit (tới 1,20% ở hợp kim thuần Fe – C, còn trong thép giới hạn hòa tan này giảm đi mạnh) và làm xô lệch rất mạnh mạng tinh thể pha này làm tăng mạnh tính giòn; khi lượng phôtpho vượt quá giới hạn hòa tan nó sẽ tạo nên Fe3P cứng và giòn. Do đó phôtpho là nguyên tố gây giòn nguội hay bở nguội (ở nhiệt độ thường). Chỉ cần có 0,10%P hòa tan, ferit đã trở nên giòn. Song phôtpho là nguyên tố thiên tích (phân bố không đều) rất mạnh nên để tránh giòn lượng phôtpho trong thép phải ít hơn 0,050% (để nơi tập trung cao nhất lượng phôpho cũng không thể vượt quá 0,10% là giới hạn gây ra giòn).

Nguyên tố cacbon ảnh hưởng tới độ bền của thép

Nguyên tố cacbon có ảnh hưởng lớn nhất tới độ bền, tính chất của thép. Sự thay đổi hàm lượng cácbon ảnh hưởng đến cơ tính của thép gồm giới hạn bền, độ cứng, độ giãn dài, độ thắt tỉ đối và độ dai va đập. Khi hàm lượng cácbon trong thép tăng, độ bền và độ cứng của thép tăng còn độ dẻo và độ dai va đập lại giảm.

Tuy nhiên, độ bền của thép chỉ tăng lên và đạt tới giá trị cực đại khi hàm lượng của cácbon tăng lên tới khoảng giới hạn 0,8 tới 1,0%, vượt quá giới hạn này độ bền lại giảm đi.

Nguyên tố Lưu huỳnh (S) ảnh hưởng tới độ đền của thép

Khác với phôtpho, lưu huỳnh hoàn toàn không hòa tan trong Fe (cả Feα lẫn Feγ) mà tạo nên hợp chất FeS. Cùng tinh (Fe + FeS) tạo thành ở nhiệt độ thấp (988oC), kết tinh sau cùng do đó nằm ở biên giới hạt; khi nung thép lên để cán, kéo (thường ở 1100 – 1200oC) biên giới bị chảy ra làm thép dễ bị đứt, gãy như là thép rất giòn. Người ta gọi hiện tượng này là giòn nóng hay bở nóng.

Khi đưa mangan vào, do có ái lực với lưu huỳnh mạnh hơn sắt nên thay vì FeS sẽ tạo nên MnS. Pha này kết tinh ở nhiệt độ cao, 1620oC, dưới dạng các hạt nhỏ rời rạc và ở nhiệt độ cao có tính dẻo nhất định nên không bị chảy hoặc đứt, gãy. Sunfua mangan cũng có lợi cho gia công cắt.

Nguyên tố Silic (Si) ảnh hưởng tới độ đền của thép

Giống như mangan, silic hòa tan vào ferit cũng nâng cao độ bền và độ cứng của pha này (hình 5.2a) nên làm tăng cơ tính của thép, song lượng silic cao nhất trong thép cacbon cũng chỉ trong giới hạn 0,20 – 0,40% nên tác dụng này cũng không rõ rệt.

Nguyên tố Crom (Cr) ảnh hưởng tới độ đền của thép

Bản chất “trơ” của thép không gỉ giải thích được là nhờ Crom là nguyên tố phản ứng cao. Nhờ có crom nên thép không gỉ chịu được tác dụng mòn hoá và gỉ oxid hoá thông thường xảy ra với thép cacbon không được bảo vệ. Một khi hàm lượng crom tối thiểu ở mức 10.5% thì có một lớp mặt không tan bám chặt hình thành ngay ngăn chặn sự khuyếch tán oxid hoá trên mặt và ngăn oxid hoá sắt. Mức Crom càng cao thì mức chống gỉ càng cao.

Nguyên tố Nike (Ni)ảnh hưởng tới độ đền của thép

Niken là nguyên tố hợp kim chính của mác thép không gỉ sêri 300. Sự có mặt của Niken hình thành cấu trúc “austenite” làm cho mác thép này có độ bền, tính dẻo và dai, ngay cả ở nhiệt độ hổn hợp làm nguội. Niken cũng là chất không từ tính. Trong khi vai trò của Niken không có ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của lớp “trơ” trên mặt, niken cải thiện đáng kể việc chịu được acid tấn công, đặc biệt là với acid sulfuric.

Nguyên tố Molybden (Mo) ảnh hưởng tới độ đền của thép

Chất phụ gia Molybden thêm vào mác thép “Cr-Fe-Ni” sẽ tăng tính chống mòn lỗ chỗ cục bộ và chống mòn kẻ nứt tốt hơn (đặc biệt là với mác thép Ferritic Cr-Fe ). Molybden giúp chống tác động thiệt clorua (mác thép 316 có 2% molybden tốt hơn mác thép 304 dùng tại miền ven biển). Lượng Molybden càng cao (đôi khi có mác thép có 6% molybden), thì mức chịu clorua càng cao.

Nguyên tố Nito (N) ảnh hưởng tới độ đền của thép

Các mác thép không gỉ Ferritic, Austenitic và song pha Duplex, Nitơ giúp tăng sự tấn công của mòn lỗ chỗ cục bộ và sự ăn mòn giữa các hạt. Hàn đề nghị dùng với mác thép “austenitic” cacbon thấp (cacbon nhỏ hơn 0.03%) vì khi hàm lượng cacbon thấp sẽ giảm tối thiểu sự rủi ro nhạy cảm hoá. Tuy nhiên, hàm lượng cacbon thấp có xu hướng giảm sức bền. Chất phụ gia Nitơ giúp tăng sức bền như mức mác thép chuẩn.

Mỗi nhóm thép có nhiều mác thép. Các mác thép trong cùng một nhóm có một và nguyên tố khác nhau về hàm lượng để tạo mác còn các nguyên tố còn lại về cơ bản có thành phần hóa học (hàm lượng) giống nhau.

Với sự tác động của các nguyên tố hóa học tới tích chất của thép, trong quá trình sản xuất thép cần giám sát chặt chẽ và khổng chế tỉ lệ hóa học theo tỉ lệ tiêu chuẩn nhất định để tạo ra các mác thép tiêu chuẩn chất lượng phù hợp nhất với từng ứng dụng thực tiễn.

Nguyên tố Đồng (Cu) ảnh hưởng tới độ bền của thép

Với hàm lượng nhỏ (0,3 – 0,8%Cu) có tác dụng làm tăng độ bền, độ dẻo, độ dai va đập và tính chống ăn mòn của thép nhưng ít ảnh hưởng đến tính hàn của thép.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về công thức tính trọng lượng thép và một số nguyên tố ảnh hướng đến độ bền của thép mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Ngoài ra để nhận sự tư vấn miễn phí về các loại thép cùng giá thép xây dựng hiện nay bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận sự hỗ trợ miễn phí.

==== LIÊN HỆ SẮT THÉP SATA =====

CÔNG TY SẮT THÉP SATA hoạt động trong ngành cung cấp tôn xây dựngtôn nhựa lấy sáng, sắt thép xây dựng từ các thương hiệu nổi tiếng như tôn Hoa Sen, tôn Phương Nam, tôn Bluscope… và các ngành hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và hiện tại đã là nhà phân phối trải rộng khắp Việt Nam.

Hỗ trợ giao hàng miễn phí tại:

Quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Bình Tân, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Bình Dương

Tôn Xây Dựng – Đại lý phân phối tôn lấy sáng uy tín với các dòng sản phẩm tôn xây dựng tại tphcm. Liên hệ để nhận báo giá tôn lợp mới nhất hôm nay

Chúng tôi chuyên cung cấp tôn lạnh đông á, tôn cách nhiệttôn mạ kẽm, thép hộp kẽm tôn đông á, bảng báo giá tôn đông á, bảng màu tôn đông á, tôn nhựa lấy sáng.

CÔNG TY TNHH Thép SATA

Website: https://satthepsata.com.vn
Website: https://tonlaysangsata.com.vn

5/5 - (41 votes)

Recommended For You

Tác giả bài viết: Đại lý Tôn Lấy Sáng Tại Tphcm

Nhà Máy Sản Xuất Sắt Thép Xây Dựng Sata

Tư vấn: 0903.725.545